Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020
Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020

Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020

Một cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến pháp đã được tổ chức trên toàn lãnh thổ Nga từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 2020.[4][5][6] Trước đó, cuộc trưng cầu này đã được Tổng thống Vladimir Putin đề xuất trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga vào ngày 15 tháng 1 năm 2020.[7] Một dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đã được đệ trình lên một cuộc trưng cầu dân ý theo Điều 2 Luật sửa đổi Hiến pháp.[8]Sự kiện này được gọi là "ngày bỏ phiếu toàn Nga" (tiếng Nga: общероссийское голосование, chuyển tự obshcherossiyskoye golosovaniye), vì nó không được tổ chức theo Luật Hiến pháp Liên bang về Trưng cầu dân ý. Và vì đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện theo bộ luật trên, nên các cử tri sẽ được hỏi liệu họ có chấp thuận toàn bộ bản Hiến pháp được sửa đổi hay không, thay vì chỉ riêng từng sửa đổi.[9] Cuộc trưng cầu dân ý năm 1993 về việc thông qua Hiến pháp cũng được tổ chức theo cách tương tự.Ngày bỏ phiếu ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 22 tháng 4, nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc bỏ phiếu đã bị hoãn lại.[10] Trước đó, sự kiện này được dự định tổ chức trùng với dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Vladimir Ilyich Lenin.[11][12]Các sửa đổi quy định đảm bảo xã hội cho công dân. Nếu được thông qua, lần đầu tiên Hiến pháp sẽ đề cập đến hôn nhân – sự kết hợp giữa một nam và một nữ, niềm tin vào Thiên Chúa, cũng như Hội đồng Nhà nước (vai trò của nó sẽ tăng lên). Cấm quan chức Nga có hai quốc tịch. Thể chế của tổng thống sẽ được tăng cường. Từ "liên tiếp" sẽ bị xóa khỏi điều khoản, cái mà giới hạn thời hạn cầm quyền đất nước "hai nhiệm kỳ liên tiếp". Đồng thời, các sửa đổi cho phép Tổng thống Putin tiếp tục tranh cử thêm hai nhiệm kỳ tổng thống sáu năm nữa, điều mà ông chưa loại trừ. Những người chỉ trích cáo buộc ông âm mưu duy trì quyền lực suốt đời, trong khi những người ủng hộ đã tán thành việc đưa vào sửa đổi.[13][14] Các sửa đổi cũng quy định quyền của Tòa án Hiến pháp ngăn chặn việc thi hành các quyết định của các tổ chức quốc tế với lý do vi hiến các quyết định đó (cơ quan này đã có quyền lực này từ năm 2015).[13]Bỏ phiếu trực tiếp tại các điểm bỏ phiếu sẽ được tổ chức từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, với ngày 1 tháng 7 được tuyên bố nghỉ một ngày là ngày bỏ phiếu thực tế. Cư dân của khu vực Moskva và Nizhny Novgorod có thể tham gia vào sự kiện này từ ngày 25 đến 30 tháng 6.[15][16][17]

Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020

Kết quả theo chủ thể liên bang[lower-alpha 1]
Kết quả theo chủ thể liên bang[lower-alpha 1]
  Đồng ý     Không đồng ý
Bỏ phiếu%
Kết quả
Bỏ phiếu%
Đồng ý56.747.288&0000000000000077.20000077,20%
Không đồng ý16.761.978&0000000000000022.80000022,80%
Phiếu hợp lệ73.509.266&0000000000000099.18000099,18%
Không hợp lệ hoặc phiếu trống604.951&0000000000000000.8200000,82%
Tổng số phiếu74.114.217100.00%
Cử tri đã đăng ký/đã bỏ phiếu109.190.337&0000000000000067.88000067,88%
Thời gian 25/06 – 01/07/2020
Địa điểm  Liên bang Nga

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020 //edwardbetts.com/find_link?q=Tr%C6%B0ng_c%E1%BA%A... http://www.rapsinews.com/legislation_news/20200117... http://cipkr.ru/2020/03/09/obshhestvennoe-vospriya... http://cipkr.ru/2020/04/28/koronavirus-samoizolyat... http://civilfund.ru/mat/view/115 http://www.vybory.izbirkom.ru/region/region/izbirk... http://www.vybory.izbirkom.ru/region/region/izbirk... http://en.kremlin.ru/events/president/news/62589 http://www.kremlin.ru/events/president/news/63443 http://rapsinews.ru/incident_news/20200618/3059366...